tin tức – THIÊN BÚT NETWORK https://thienbut.net Trang thông tin điện tử Sat, 05 Jun 2021 13:59:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://thienbut.net/wp-content/uploads/2017/08/cropped-favicon-2-32x32.jpg tin tức – THIÊN BÚT NETWORK https://thienbut.net 32 32 Quận Tân Phú-TP. Hồ Chí Minh: 10 năm chưa giải quyết dứt điểm đơn của bà Trần Thị Tề? https://thienbut.net/tin-tuc-247/quan-tan-phu-tp-ho-chi-minh-10-nam-chua-giai-quyet-dut-diem-don-cua-ba-tran-thi-te.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/quan-tan-phu-tp-ho-chi-minh-10-nam-chua-giai-quyet-dut-diem-don-cua-ba-tran-thi-te.html#respond Sat, 09 Jan 2021 02:10:00 +0000 Gần đây, bà Trần Thị Tề, thường trú tại 19/71 Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh đã liên tục gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng và báo chí yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc bà Hoàng Thị Vân “cố tình làm sai […]

The post Quận Tân Phú-TP. Hồ Chí Minh: 10 năm chưa giải quyết dứt điểm đơn của bà Trần Thị Tề? appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Gần đây, bà Trần Thị Tề, thường trú tại 19/71 Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh đã liên tục gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng và báo chí yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc bà Hoàng Thị Vân “cố tình làm sai lệch hồ sơ làm sổ đỏ, chiếm đất của bà làm nhà trái phép”. 

CẦN XỬ LÝ NHỮNG SAI PHẠM GIẢ CHỮ KÝ, CẤP GCN QSDĐ

Đơn bà Tràn Thị Tề đã ký kêu cứu

Mặc dù, UBND TP. Hồ Chí Minh đã nhiều lần có Công văn gửi UBND Quận Tân Phú yêu cầu xem xét giải quyết đơn kêu cứu của bà Trần Thị Tề về việc: “Bà Hoàng Thị Vân, ở địa chỉ 325/10-12 kênh Tân Hóa, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú đã cố tình làm sai lệch hồ sơ làm sổ đỏ, chiếm đất của bà, xây nhà trái phép”. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 10 năm trôi qua mà vụ việc vẫn chưa được giải quyết một cách thấu tình, đạt lý. Và ngày 06-09-2018, UBND TP.Hồ Chí Minh đã tiếp tục có Công văn gửi UBND Quận Tân Phú yêu cầu xử lý dứt điểm vụ khiếu nại nhà đất kéo dài của bà Trần Thị Tề, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trên địa bàn. Thế nhưng, hiện nay chính quyền địa phương vẫn “làm ngơ” chưa biết khi nào vụ việc được giải quyết dứt điểm?!   

Theo hồ sơ nhà đất của bà Trần Thị Tề được Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh xác nhận là quyền sở hữu nhà đất hợp pháp. Theo đơn bà Trần Thị Tề nêu rõ: Cuối năm 2000 tôi và bà Hoàng Thị Vân cùng chung mua nhà và đất số 1058A, Phường 19, Quận Tân Bình của ông Ôn Tường Di và bà Nguyễn Thị Lệ. (Nay là 325/10-12-14-16, đường Kênh Tân Hóa, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, trong đó SN 325/14 là của bà Tề, 325/10-12 là của Bà Vân và 325/16 là của bà Tiến). Diện tích trên 1230m2 tại thửa đất 444, tở bản đồ số 1, phường 21 (quận Tân Bình cũ), chủ quyền do tôi là Trần Thị Tề đứng tên và căn nhà 48m2 là do bà Hoàng Thị Vân và Bà Tề đồng sở hữu. GCN QSDĐ mang số 00156/QSDĐ, do UBND quận Tân Bình cấp cho ông Ôn Tường Di ngày 29/3/2000. Theo đó,  bà Vân đã đồng ý để bà Tề đứng tên trong hợp đồng sang nhượng đất với ông Di theo hợp đồng (Có giấy xác nhận số 290/XN-UB, ngày 16/12/2000 của UBND quận Tân Bình cũ). Trong giấy chứng nhận QSDĐ được quận Tân Bình cấp vào ngày 27/12/2000 đã cập nhật QSDĐ tên bà Tề tại trang 4…

Năm 2003, bà Tề sang nhượng một phần diện tích 631m2 đất cho bà Vân theo hợp đồng có xác nhận của UBND phường 19, (quận Tân Bình cũ) vào ngày  02/7/2003. Kế bên  khu đất này có khe hở có chiều ngang 0,5m, chiều dài 52 m, diện tích đất được cho là khe hở này thuộc chủ quyền của gia đình ông Trương Văn Sáu, số nhà 325/8 (khe hở nằm giữa số nhà 325/8 và 325/10) đường kênh Tân Hóa, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú. Bà Vân, bà Tề đồng ý lấy diện tích 1230 m2 đất sang nhượng của ông Di và diện tích 0,5m x 52m sang nhượng của ông Sáu chia theo chiều ngang thành 2 phần, không tính chiều dài, vì diện tích đất bị xéo (phần đuôi mỗi bên là 12,2m và phần đầu lớn hơn 12,5m). Sau đó, bà Vân và bà Tề lấy trung tâm của 2 phần đất xây dựng phòng trọ. 

Ngày 28/1/2003, bà Vân và bà Tề chính thức viết giấy giao nhận đất; đồng thời bà Vân đã tiến hành xây dựng trên phần đất đã được chia. Ngoài ra, bà Vân còn xây lấn hết phần đất sang nhượng của ông Sáu ( khe hở 0,5m x 52m). Sau đó bà Vân tiếp tục được chính quyền cấp số nhà 325/10-12, đường kênh Tân Hóa, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú. Trong khi đó chủ sở hữu thửa đất theo GCN QSDĐ còn đứng tên bà Trần Thị Tề. Từ việc làm sai trái của chính quyền địa phương đã tạo khe hở cho bà Vân lợi dụng làm sai lệch hồ sơ đăng ký QSDĐ và lấn chiếm đất trái phép của bà Tề…

Tờ Giấy ủy quyền do bà Vân tự ghi.

Cũng theo đơn bà Tề, tháng 6/2007, tôi khởi công xây dựng nhà trọ thì bà Vân cố ý cạo sửa tờ thỏa thuận ngày 04/01/2003 thành ngày 24/11/2020 để có lý do kiện tôi tại Phường Hòa Thạnh. Tại buổi hòa giải ở Phường Hòa Thạnh ngày 04/07/2007 bà Vân đã thừa nhận là: “tôi lấy giấy dán lên rồi ghi lại ngày chứ không cạo sửa, bấy giờ tôi gở ra là xong”. Tại buổi hòa giải này, bà Vân nói rất rõ ràng là khe hở 0,5m mà 2 người mua chung của ông Sáu là 0,5m nhưng bà Vân bảo ông Sáu “anh ghi đại 0,4m cũng được”. (Tất cả chi tiết đều có trong ghi âm tôi đã thu được trong buổi hòa giải và đã chép ra đầy đủ kèm theo hồ sơ khiếu nại). 

Cũng tại buổi hòa giải (04/07/2007) ở phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, bà Vân khẳng định: (có ghi âm) thực tế  bà Tề và bà Vân mua chung của ông Sáu khe hở 0,5m, nhưng bà Vân nhờ ông Sáu ghi vào giấy bán 0,4m. Do đó, từ 0,5m đất của ông Sáu đã bán cho bà Vân và bà Tề thực tế chỉ còn 0,4 m. Vì thế, bà Vân lại tiếp tục làm giấy tờ giả với nội dung ông Sáu cho bà Vân 0,1m. Bà Vân đã “lập lờ đánh lận con đen” để rồi ngày 31/11/2004, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận tân Phú xác nhận: Đất của bà Vân 0,3m; đất của bà Tề 0,2m: Thực tế trước đó, ngày 18/11/2000 ông Sáu đã sang nhượng cho bà Vân, bà Tề đúng 0,5m đất trong khe hở. 

Đáng lưu ý, toàn bộ hồ sơ xin cấp QSDĐ của bà Hoàng Thị Vân đã cố tình giả chữ ký của bà Trần Thị Tề để hợp thức hóa, làm sai lệch hồ sơ, hiện trạng thửa đất. Trong Công văn gửi UBND quận Tân Phú, do ông Nguyễn Văn Điền, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tân Phú đã ký xác nhận toàn bộ chữ ký giả của bà Vân, bà Tiến và bà Lan. Nội dung trong Công văn này, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tân Phú cũng đã phân tích làm rõ những sai sót trong quá trình tiếp nhận hồ sơ làm sổ đỏ cho bà Vân và đính kèm lời xin lỗi  với gia đình bà Trần Thị Tề và ông Võ Thiện Dũng (chồng bà Tề).    

Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tân Phú cũng đã có Công văn gửi Sở Tư Pháp, các Phòng công chứng, các Văn phòng công chứng yêu cầu không giao dịch chứng nhận liên quan GCN QSDĐ với thửa đất 44, tờ bản đồ số 23 là chữ ký giả mạo của bà Vân. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tân Phú đã xác minh và làm việc với các bên liên quan thửa đất nói trên; đồng thời đã có Văn bản kiến nghị UBND quận Tân Phú chuyển hồ sơ sang Thanh Tra quận Tân Phú theo qui định của pháp luật để điều tra làm rõ hành vi sai trái, cố tình làm sai lệch hồ sơ đăng ký QSDĐ, do bà Nguyễn Thị Vân Anh, Phó trưởng phòng Tài nguyên-Môi trường quận Tân Phú đã ký ban hành. 

UBND quận Tân Phú đã có Quyết định thu hồi GCN QSDĐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH00276 do UBND quân Tân Phú cấp, ngày 14/01/2011, lý do thu hồi: Do bà Lê Ngọc Phương Lan và bà Hoàng Thị vân đã ký giả mạo toàn bộ các chữ ký mang tên bà Trần Thị Tề trong hồ sơ đề nghị cấp GCN QSDĐ, vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 9, Quyết định 54/QĐ-UBND, ngày 20/03/2007 của UBND TP Hồ Chí Minh (Căn cứ điểm C, khoản 2, Điều 25, NĐ số 88/2009 của Chính phủ, ngày 19/10/2009) về cấp GCN QSDĐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Bất bình trước vụ việc của bà Hoàng Thị Vân ngang nhiên coi thường pháp luật, chiếm đất trái phép của mình để làm nhà; mặc dù qua nhiều lần hòa giải tại địa phương và Tòa án nhân dân quận Tân Phú, nhưng đến nay vẫn chưa dứt điểm. Bà Tề cho rằng: Tại buổi hòa giải thành, Tòa án nhân dân quận Tân Phú không hướng dẫn cho bà Vân và bà Tề ký vào bản vẽ công nhận hiện trạng đất thực nhận của bà Vân, từ đó bà Vân có cơ hội lợi dụng tráo bản vẽ khác để chiếm dụng hết phần đất 0,3m x 52m của bà Tề mua từ ông Sáu. Mặc dù bà Tề phản đối, tố cáo bà Vân giả mạo chữ ký của bà và làm sai lệch hồ sơ đất, nhưng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tân Phú vẫn “âm thầm” cấp GCN QSDĐ cho bà Vân là trái quy định của pháp luật hiện hành. 

Khu đất bà Tề bị bà Vân đang giữ sổ đỏ nên chưa làm nhà ở

Phúc đáp cho bà Tề về việc cấp GCN QSDĐ cho bà Vân, ngày 03/11/2014, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tân Phú ban hành văn bản gửi bà Trần Thị Tề có nêu: Căn cứ theo công văn số 1956/STP-VB ngày 12/06/2006 của Sở Tư pháp hướng dẫn về việc ngăn chặn cấp GCN QSDĐ và chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, có hướng dẫn áp dụng như sau: “Nếu yêu cầu tạm dừng việc ngăn chặn là do người dân đề nghị hoặc tổ chức có liên quan thì người thực hiện công chứng sẽ yêu cầu người dân hoặc tổ chức đó trong một thời hạn nhất định (7 ngày) phải cung cấp văn bản đề nghị tạm dừng việc công chứng của một trong các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn. Từ đó, ngày 29/1//2014, bà Tề đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng của quận và TP. Hồ Chí Minh đề nghị giải quyết và ngăn chặn việc xin cấp GCN QSDĐ của bà Vân. Đồng thời, trong vòng 7 ngày bà Tề đã gửi văn bản của cơ quan chức năng về việc ngăn chặn cấp GCN QSDĐ cho bà Vân đối với phần đất nói trên, nhưng vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm. 

Rõ ràng, từ thực tế, bà Hoàng Thị Vân đã cố tình cạo sửa lại bản vẽ thửa đất, giả chữ ký của bà Tề, làm sai lệch hồ sơ nhà đất để làm Giấy chứng nhận QSDĐ, lấn chiếm trái phép sang đất của bà Trần Thị Tề và chiếm giữ luôn tờ chủ quyền sử dụng đất. Bức xúc trước vụ việc nêu trên, hiện nay bà Tề tiếp tục làm đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng và báo chí nhờ giúp đỡ, đòi lại quyền lợi chính đáng của gia đình. 

Thiết nghĩ với một gia đình nghèo khó, có truyền thống cách mạng, nhưng trãi qua 10 năm ròng rã đi đòi công lý mà đến nay vụ việc của gia đình bà Tề vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đề nghị các cấp chính quyền TP. Hồ Chí Minh quan tâm giải quyết thấu tình đạt lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

Nhóm VP điều tra

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới đến bạn đọc

The post Quận Tân Phú-TP. Hồ Chí Minh: 10 năm chưa giải quyết dứt điểm đơn của bà Trần Thị Tề? appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/quan-tan-phu-tp-ho-chi-minh-10-nam-chua-giai-quyet-dut-diem-don-cua-ba-tran-thi-te.html/feed 0
TUYẾN PHÀ BIỂN CẦN GIỜ – VŨNG TÀU CHÍNH THỨC ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG https://thienbut.net/tin-tuc-247/tuyen-pha-bien-can-gio-vung-tau-chinh-thuc-di-vao-hoat-dong.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/tuyen-pha-bien-can-gio-vung-tau-chinh-thuc-di-vao-hoat-dong.html#respond Tue, 05 Jan 2021 04:28:00 +0000 Phà Vũng Tàu – Cần Giờ đi vào hoạt động đem lại những lợi ích gì? Ngày 4/1 vừa qua, Phà biển chờ khách Vũng Tàu – Cần Giờ đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là tuyến phà biển đầu tiên từ TP Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu và ngược lại, được […]

The post TUYẾN PHÀ BIỂN CẦN GIỜ – VŨNG TÀU CHÍNH THỨC ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>

Phà Vũng Tàu – Cần Giờ đi vào hoạt động đem lại những lợi ích gì?

Ngày 4/1 vừa qua, Phà biển chờ khách Vũng Tàu – Cần Giờ đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là tuyến phà biển đầu tiên từ TP Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu và ngược lại, được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa liên tỉnh. Vậy tuyến Phà Vũng Tàu – Cần Giờ này có những đặc điểm gì? Và khi đi vào hoạt động nó sẽ đem lại những lợi ích như thế nào? Mời quý vị cùng Thiên Bút News tìm hiểu nhé!

Về đặc điểm:

  • Phà được thiết kế hai thân, dài 45m, rộng 10m, công suất 2.900 mã lực
  • Tốc độ tối đa đạt được là 24 hải lý, tức là tương đương với hơn 43 km mỗi giờ
  • Khoang hành khách trên mỗi phà được thiết kế 2 tầng, với 330 chỗ, thế nhưng sẽ chỉ chở tối đa 190 người thôi nhé
  • Ngoài ra, phà còn chở được 100 xe máy và 20 ô tô hoặc xe tải  13,1 tần, và cả hàng hóa, chạy với tần suất 1h/ 1 chuyến
  • Cự ly vận chuyển tuyến phà biển Vũng Tàu – Cần Giờ khoảng 15 km, thời gian hành trình khoảng 30 phút.

 Về giá vé:

  • Giá vé đối với hành khách đi bộ, xe đạp và xe gắn máy là 70.000 đồng/ người/ lượt.
  • Ôtô 4 chỗ, bán tải là 350.000 đồng/xe/lượt. Ôtô từ 7 chỗ đến dưới 20 chỗ là 450.000 đồng/xe/lượt.
  • Xe ôtô từ 20 đến dưới 26 chỗ có giá vé 600.000 đồng/xe/lượt. Xe ôtô từ 26 chỗ ngồi trở lên có giá vé 800.000 đồng/xe/lượt.
  • Xe tải dưới 3 tấn có giá vé 400.000 đồng/xe/lượt.
  • Xe tải 3 tấn – dưới 5 tấn có giá vé 600.000 đồng/xe/lượt.
  •  Xe tải 5 tấn – dưới 8 tấn có giá vé 750.000 đồng/xe/lượt.
  • Xe tải trên 8 tấn có giá vé là 1 triệu đồng/xe/lượt.
Nhiều người dân cho rằng, giá vé này là tương đối cao, vậy còn bạn, bạn nghĩ sao về mức giá vé này? Hãy để lại ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé!

Với những đặc điểm, công suất hoạt động và mức giá vé như vậy, vậy thì khi đi vào hoạt động, Phà Biển Vũng Tàu – Cần Giờ sẽ đem lại những lợi ích gì?

Tiết kiệm thời gian di chuyển:

  • Nếu như trước đây, Nếu như trước đây, người dân và du khách đi từ TP Vũng Tàu đến Cần Giờ bằng ôtô phải mất hơn 3 giờ 30 phút, thì nay với tuyến Phà Biển Vũng tàu, thời gian di chuyển chỉ tốn khoảng 30 phút
  • Người dân từ các tỉnh Long An, Tiền Giang có nhu cầu đến TP Vũng Tàu có thể đi từ huyện Cần Giuộc qua phà Cần Giờ – Cần Giuộc (thời gian khoảng 30 phút), đi theo đường Lý Nhơn, đường Rừng Sác với cự ly 40km, thời gian hành trình khoảng 1 giờ đến bến Tắc Suất. Sau đó, tiếp tục đi phà biển khoảng 30 phút để đến TP Vũng Tàu. 
  • Như vậy, tổng thời gian hành trình từ huyện Cần Giuộc đến TP Vũng Tàu chỉ khoảng 2 giờ 30 phút (kể cả thời gian chờ phà), rút ngắn thời gian so với đi bằng đường bộ (qua tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây
Phát triển Du lịch:

Không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển, giảm tải đường bộ, người dân đi phà biển còn có thể ngắm cảnh dọc hai bên đường Rừng Sác cũng như đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện Cần Giờ như khu du lịch Rừng Sác, Vàm Sát… Và do vậy , sẽ trực tiếp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch cho huyện Cần Giờ TP Hồ Chí Minh, cho Bà Rịa Vũng Tàu và cho cả các tỉnh thành lân cận.

Đối với những người ít khi được đi ra tàu, thuyền, thì thay vì ngồi trên xe ô tô suốt một quãng thời gian dài, thì  được đứng trên Phà ngắm cảnh thiên nhiên sông nước, chắc chắn sẽ là những trải nghiệm làm cho chuyến hành trình trở nên thú vị hơn rất nhiều phải không nào?

Vừa rồi là tất cả những thông tin về  Phà Vũng Tàu – Cần Giờ , hi vọng sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về tuyến Phà mới được đưa vào hoạt động này. Nếu các bạn có thêm thông tin hoặc những trải nghiệm về tuyến Phà này, hãy để lại 1 bình luận ở phía dưới nhé. Nhớ Ấn like và Theo dõi kênh của Thiên Bút News để đón xem những video clip tiếp theo của chúng mình nhé!

The post TUYẾN PHÀ BIỂN CẦN GIỜ – VŨNG TÀU CHÍNH THỨC ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/tuyen-pha-bien-can-gio-vung-tau-chinh-thuc-di-vao-hoat-dong.html/feed 0
DẤU ẤN MÙA XUÂN TRÊN NÔNG TRƯỜNG 24-3 QUẢNG NGÃI https://thienbut.net/tin-tuc-247/dau-an-mua-xuan-tren-nong-truong-24-3-quang-ngai.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/dau-an-mua-xuan-tren-nong-truong-24-3-quang-ngai.html#respond Fri, 01 Jan 2021 01:00:00 +0000 Trải qua nhiều thăng trầm, từ một Nông trường 24-3 Đức Phổ được thành lập sau ngày giải phóng, nay đã sang trang mới với tên gọi Công ty CP Nông lâm nghiệp 24-3 Quảng Ngãi (Farm 24-3 Quảng Ngãi). Công ty đã và đang hiện thực hóa giấc mơ từ vùng đất cằn cỗi […]

The post DẤU ẤN MÙA XUÂN TRÊN NÔNG TRƯỜNG 24-3 QUẢNG NGÃI appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Trải qua nhiều thăng trầm, từ một Nông trường 24-3 Đức Phổ được thành lập sau ngày giải phóng, nay đã sang trang mới với tên gọi Công ty CP Nông lâm nghiệp 24-3 Quảng Ngãi (Farm 24-3 Quảng Ngãi). Công ty đã và đang hiện thực hóa giấc mơ từ vùng đất cằn cỗi thành một vùng sản xuất nông nghiệp  công nghệ cao, với hàng hóa xuất khẩu ngày càng tăng, bước đầu đã tạo nên dấu ấn trong mùa xuân mới.

Cây cao lương phát triển mạnh ở Farm 24-3 Quảng Ngãi.

Farm 24-3 Quảng Ngãi nằm cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 40 km về phía Nam, cách thị trấn Đức Phổ khoảng 10 km về phía Tây Bắc. Nằm cạnh trục đường Quốc lộ 24 từ tỉnh Quảng Ngãi đi Kon Tum tại Km số 07. Công ty được quy hoạch, sở hữu với tổng diện tích 709,44 ha thuộc hai nhóm chính là đất phù sa và đất xám bạc màu (trong đó khu vực chính liên vùng, gần sông Ba Liên được sản xuất chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao thuộc hai xã Phổ Nhơn và Phổ Phong khoảng 500 ha).

Ngay sau chuyển đổi, Farm 24-3 Quảng Ngãi đã đầu tư khoảng 15 tỷ đồng để kéo điện, khảo sát và xây dựng hệ thống bơm tưới nước, đưa cơ giới hóa vào phục vụ cải tạo đất và sản xuất trên “cánh đồng mẫu lớn”. Công ty thực hiện tuyển chọn cây, con giống phù hợp, quyết tâm biến vùng đất khô cằn bao năm chỉ trồng các loại cây keo, mì thành một vùng bạt ngàn cây hàng hóa xuất khẩu, với diện tích hơn 200 ha như: Chuối già Nam Mỹ, bưởi da xanh, mít ruột vàng, ruột đỏ Thái Lan; cây dược liệu, cây lá gai. Nơi đây còn là địa chỉ chăn nuôi thành công, với mô hình nuôi bò ngoại đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuối già Nam Mỹ trên đất nông trường 24-3 Quảng Ngãi.

Chúng tôi về vùng đất Farm 24-3 Quảng Ngãi đúng vào dịp công ty đang bố trí hàng chục công nhân rộn ràng chăm bón chuối già Nam Mỹ và cây mít trong những ngày cuối năm. Đứng trên vùng đất Phổ Phong trong những ngày tiết trời se lạnh, tôi thấy màu xanh trãi dài ngút tầm mắt của cây gai xanh và vùng sản xuất bí hồ lô xen canh với chuối Nam Mỹ. Những trái bí vàng ươm, những gốc chuối vươn xanh, khiến bất kỳ ai cũng phải trầm trồ. Bởi cách đó hơn hai năm, nơi đây chỉ toàn là đất bỏ hoang, một phần trồng keo, mì lưa thưa, vì không có nước tưới. Kể từ khi chính thức cổ phần hóa, Farm 24-3 Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo cán bộ kỹ thuật và chính thức “khai sinh” trên vùng đất cằn cỗi với một nền nông nghiệp xanh, sạch đạt giá trị kinh tế cao, đảm bảo cho mục tiêu vừa xuất khẩu vừa “lấy ngắn nuôi dài” của công ty.

Cây gai xanh tại nông trường 24-3.

Giám đốc Farm 24-3 Quảng Ngãi Lê Dưỡng khẳng định: “Chúng tôi thực hiện phương châm hình thành vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung, tổ chức sản xuất gắn với chế biến và thị trường theo chuỗi, nhằm gia tăng giá trị hàng hóa. Công ty ưu tiên tạo việc làm cho người dân địa phương. Mơ ước xa hơn là công ty sẽ tập trung đầu tư vừa phát triển kinh tế, vừa dần hình thành trung tâm khoa học thực tiễn lĩnh vực nông nghiệp, gắn với phát triển du lịch địa phương”.

Mô hình chăn nuôi bò ngoại của Công ty CP Nông lâm nghiệp 24-3 Quảng Ngãi.

Công ty đã làm đất, xuống giống và đang chăm bón 5.000 cây mít ruột vàng, ruột đỏ. Toàn bộ quá trình làm đất, xuống giống đều áp dụng triệt để biện pháp cơ giới hóa. Nước tưới được đầu tư hệ thống máy bơm dẫn từ sông về cánh đồng, với chiều dài khoảng vài kilomet, tưới nhỏ giọt được gắn đến tận gốc. Ngoài chuối và mít, hiện công ty còn trồng 4000 cây bưởi da xanh, 2000 cây ổi Ruby, 1000 cây bơ và trang trại chăn nuôi bò thịt cho sinh sản 400 con, cùng với một chuồng nuôi thử nghiệm bò thịt 100 con.

Chúng tôi đi tham quan vùng chuyên canh bạt ngàn của các loại cây trái ấy trên chiếc xe ô tô chuyên dụng, mất cả tiếng đồng hồ mà vẫn đi chưa hết khu vực canh tác. Hiện nay Công ty đang đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, đảm bảo hàng hóa xuất khẩu. Kỹ sư Phan Văn Thành cho biết: Hiện tại Công ty áp dụng sản xuất chủ yếu bằng cơ giới hóa. Ngay hệ thống tưới cây chỉ cần ấn nút là tự động vận hành nước tưới cả trăm ha. Cứ 1ha chuối có 1 công nhân chăm sóc và mít là 2 ha/1 công nhân. Công việc của họ chỉ là theo dõi cây phát triển thế nào, có nguy cơ bị dịch bệnh không, để có giải pháp xử lý. Nói chung là công nhân nông nghiệp, nhưng họ ít có đụng tay đến cuốc, xẻng, tất cả sản xuất đều cơ giới hóa toàn bộ…

Xoài xuất khẩu của Farm 24-3 Quảng Ngãi.

Đáng nói, sau 10 tháng trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn GlobalGAP, giống chuối già Nam Mỹ phát triển tốt và đáp ứng các yêu cầu theo đơn đặt hàng của đối tác. Dự kiến với diện tích 25ha, vụ đầu tiên sẽ thu được hơn 1000 tấn chuối. Kỹ sư Phan Văn Thành, người trực tiếp phụ trách kỹ thuật tại vùng chuối rộng đến cả trăm hecta cho biết: “Đây là vùng đất khắc nghiệt, mặc dù được đi học tập mô hình trồng chuối Nam Mỹ ở Đồng Nai, nhưng khi triển khai, ban đầu cũng có một chút khó khăn. Dù vậy, Công ty đã tiến hành nghiên cứu thực tế và đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp từ phân bón, nước tưới, chăm sóc và thu hoạch…

Hiện nay, Farm 24-3 Quảng Ngãi đang mở rộng diện tích và liên kết với bà con nông dân ở các vùng trồng chuối trong tỉnh tăng thêm diện tích để mở rộng xuất khẩu. Tại Nông trường 24-3, hàng nghìn buồng chuối được bao bọc cẩn thận bằng túi ni lông. Công tác khai thác chuối từ vườn đến nhà xưởng thông qua nhiều công đoạn và được thực hiện một cách chặt chẽ. Các buồng chuối sau khi được chọn lựa sẽ cắt thành từng nải và cho vào bể nước chứa phèn, để xử lý mủ cũng như bụi bẩn bám trên quả chuối. Trước khi xuất khẩu, từng nải chuối được dán tem, đóng gói và đưa vào container bảo quản lạnh. Trước đó, nhiều đối tác nước ngoài đã đến nông trường khảo sát, lấy mẫu chuối về phân tích, kiểm tra đánh giá chất lượng và ký hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm đầu ra. Vừa qua, Công ty đã thu hoạch và xuất khẩu hàng trăm tấn chuối già Nam Mỹ sang Hàn Quốc và Trung Quốc, bước đầu tạo dấu ấn trong mùa xuân mới.  Phó Chủ tịch UBND TX. Đức Phổ Võ Minh Vương cho rằng: Chuối Nam Mỹ xuất khẩu là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên sản xuất trên địa bàn. Đây là quy trình và yêu cầu về chất lượng rất khắt khe, nên việc những trái chuối xuất ngoại cho thấy hàng nông sản đã bước sang một chặng đường mới, các sản phẩm khác hoàn toàn có cơ sở để nối tiếp hành trình xuất ngoại.

Với những thuận lợi căn bản về khí hậu, nguồn nước, giao thông, điện lưới, đất tập trung lớn, phì nhiêu và nguồn lao động sẳn có tại địa phương, tạo nên hệ thống cơ hội để phát triển sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và bền vững. Vì vậy, chiến lược phát triển trong những năm tới của Farm 24-3 Quảng Ngãi sẽ tập trung xây dựng quy hoạch trang trại Nông nghiệp công nghệ cao với các mục tiêu chính: -Chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng theo hướng cung ứng lượng sản phẩm lớn, đồng bộ, chất lượng cao, có giá trị kinh tế, hướng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. -Xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đầu tư đồng bộ hóa hệ thống tưới tiêu, tăng tỷ lệ cơ giới tự động và bán tự động vào canh tác để giảm chi phí sản xuất. -Xây dựng, mở rộng kho chứa, nhà sơ chế, nhà sấy sản phẩm nông nghiệp; Tăng cường hợp tác đầu tư với các đối tác nhằm tạo nên một chuổi sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa; đảm bảo tính ổn định về giá trên cơ sở các thỏa thuận kinh tế thông qua Hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu quả…

PV MINH TRÍ

The post DẤU ẤN MÙA XUÂN TRÊN NÔNG TRƯỜNG 24-3 QUẢNG NGÃI appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/dau-an-mua-xuan-tren-nong-truong-24-3-quang-ngai.html/feed 0
Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2020 https://thienbut.net/tin-tuc-247/hoi-nghi-doi-thoai-ve-chinh-sach-thu-tuc-hanh-chinh-thue-va-hai-quan-nam-2020.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/hoi-nghi-doi-thoai-ve-chinh-sach-thu-tuc-hanh-chinh-thue-va-hai-quan-nam-2020.html#respond Fri, 27 Nov 2020 09:37:00 +0000 Sáng nay (27/11) tại TP HCM, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2020. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp khu vực […]

The post Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2020 appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Sáng nay (27/11) tại TP HCM, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2020. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp khu vực phía Nam.

Đại diện Tổng Cục thuế, Tổng Cục hải quan đã thông tin tổng hợp về những thay đổi của chính sách, thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thuế và hải quan. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều chính sách mới đã ban hành như gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, giảm thuế với số tiền hơn 99 nghìn tỷ đồng. Ngành Hải quan đã tập trung thực hiện khai báo điện tử và xử lý thông quan tự động với sự tham gia của hơn 99% DN tại 100% các đơn vị hải quan. Thời gian tiếp nhận và thông quan được rút ngắn. Qua đối thoại, đại diện các Bộ ngành đã giải đáp những nội dung vướng mắc của doanh nghiệp trong thực tiễn thực hiện chính sách thuế, phí và thủ tục hải quan. Doanh nghiệp cũng đóng góp nội dung xây dựng các văn bản pháp luật, hướng đến tạo môi trường thuận lợi, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan.

– Theo THND chi nhánh TP. HCM

The post Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2020 appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/hoi-nghi-doi-thoai-ve-chinh-sach-thu-tuc-hanh-chinh-thue-va-hai-quan-nam-2020.html/feed 0
LÝ SƠN NGÀY MỚI https://thienbut.net/tin-tuc-247/ly-son-ngay-moi.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/ly-son-ngay-moi.html#comments Fri, 03 Jul 2020 07:30:00 +0000 Bến cảng Sa Kỳ vào những ngày đầu tháng 7 này tấp nập du khách lên tàu ra đảo để tham quan và dự giải Marathon quốc gia năm 2020. Từ trên tàu nhìn ra đảo Lý Sơn giống như một “chiến hạm” sừng sững neo giữa trùng khơi. Sau gần một giờ vượt sóng, […]

The post LÝ SƠN NGÀY MỚI appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Bến cảng Sa Kỳ vào những ngày đầu tháng 7 này tấp nập du khách lên tàu ra đảo để tham quan và dự giải Marathon quốc gia năm 2020. Từ trên tàu nhìn ra đảo Lý Sơn giống như một “chiến hạm” sừng sững neo giữa trùng khơi. Sau gần một giờ vượt sóng, con tàu du lịch đã cập bến. Ði trên đảo, tôi thấy cờ đỏ sao vàng rợp bóng chào đón giải Marathon. Trên những con đường vừa nâng cấp và nhiều ngôi nhà, khách sạn, trường học mới xây khang trang. Và bến cá, đê biển, cầu cảng được xây dựng mới, góp phần làm bừng sáng cuộc sống người dân nơi biển, đảo.

Ngư dân bám biển, giữ đảo yên bình



Hòn Ré (cù lao Ré) nay là huyện đảo Lý Sơn, nằm phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, và hiện nay thực hiện chính quyền một cấp (bỏ cấp xã). Ðảo có diện tích tự nhiên gần 10,39 km2, dân số hơn 22,1 nghìn người (hơn 65% số dân sống bằng nghề biển, 20% nghề nông và 15% làm dịch vụ, buôn bán). Người dân trên đảo bây giờ vẫn không quên những gì trước đây cha, ông đã dày công dựng xây đảo Lý Sơn và Hoàng Sa. Lý Sơn hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Ðặc sắc nhất vẫn là di tích ghi dấu mốc một thời bi hùng của Ðội quân Hoàng Sa từ Lý Sơn ra đi trấn ải nơi đảo Hoàng Sa. Tiến sĩ Nguyễn Ðăng Vũ, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi khẳng định: Nhân dân trên đảo Lý Sơn luôn ý thức và phát huy truyền thống cha, ông, thường xuyên bám biển khai thác hải sản và giữ đảo bình yên. Nhiều gia đình trên đảo hiện vẫn còn lưu giữ những tài liệu quý giá phản ảnh sự hình thành và hoạt động của Ðội hắc hải Hoàng Sa đời nhà Nguyễn (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19). Theo sách sử ghi chép lại thì Ðội quân này do các đội trưởng Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật và Võ Văn Khiết-người ở làng An Vĩnh chỉ huy đi khai thác sản vật và bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhiều người trong Ðội hắc hải Hoàng Sa ngày ấy đã vĩnh viễn nằm lại trên đảo Hoàng Sa, được Tổ quốc mãi mãi ghi công và nhân dân tưởng nhớ. 

Đình làng -nơi ngư dân Lý Sơn đến cầu an,
mong năm mới tôm, cá đầy khoan
Theo Tiến sĩ Vũ, hiện nay dinh thờ đội trưởng Ðội Hoàng Sa Võ Văn Khiết đã được tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hóa. Còn di tích tiêu biểu hiện nay là ‘Âm Linh Tự’ đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận di tích lịch sử quốc gia. Hằng năm, bà con trên đảo tổ chức lễ ‘khao lề thế lính Hoàng Sa và có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, đua thuyền để tưởng nhớ linh hồn lính Hoàng Sa đã hy sinh trên vùng biển của Tổ quốc thân yêu. Nơi đây, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng tượng đài Hoàng Sa rất uy nghi-một biểu tượng hùng hồn của đội quân Hoàng Sa năm xưa đã tiến ra Biển Ðông để bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc Việt Nam…

Lý Sơn – đảo tiền tiêu bốn mùa sóng gió. Ðảo gánh trên vai hai nhiệm vụ lớn là phát triển kinh tế gắn với xây dựng an ninh, quốc phòng vững chắc. Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Nguyễn Quốc Việt cho biết: Nhìn về tổng quan, Lý Sơn đang là một địa bàn chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng và tiềm năng kinh tế biển, đảo. Gần đây, huyện đã phát huy nội lực, tập trung phát triển kinh tế-xã hội theo các mũi đột phá có hiệu quả. Ðặc biệt, kinh tế biển chiếm ưu thế trên đảo. Nhiều ngư dân mạnh dạn vay vốn đóng mới tàu lớn với đội tàu đã tăng liên tục hằng năm. Ðảo hiện có khoảng 500 chiếc tàu, thuyền, với tổng công suất gần 35 nghìn mã lực và sản lượng khai thác hằng năm đạt khoảng 35 nghìn tấn hải sản các loại. Nơi vùng biển, đảo Hoàng Sa, vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam được nhân dân Lý Sơn bất chấp hiểm nguy, thường xuyên đưa đội tàu ra vừa khai thác hải sản vừa khẳng định chủ quyền của Tổ quốc. Gần đây, nhiều đội tàu đánh cá của ngư dân Lý Sơn khai thác hải sản trên vùng biển Hoàng Sa đã bị tàu nước ngoài bắt giữ trái phép, hành hung ngư dân và thu tài sản, hải sản khai thác được. Ngư dân Lý Sơn đã hình thành những tổ, đội đánh bắt xa bờ với hàng trăm chiếc tàu, kiên cường ra khơi bám biển khai thác hải sản, góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Nhiều ngư dân trên đảo Lý Sơn khẳng định: Nghề lặn bắt hải sâm có thu nhập cao hơn gấp 2,5 lần so với đánh bắt hải sản khác. Bình quân mỗi thuyền đi khai thác hải sâm có từ 10 đến 14 người. Sau mỗi chuyến ra khơi từ 30 đến 45 ngày, thu về vài trăm triệu đến cả tỷ đồng là bình thường. Riêng từ đầu năm đến nay, nhiều phương tiện chuyên làm nghề lặn hải sâm ở Lý Sơn cũng đã trở về, với số tiền bán hải sâm đã thu về hàng trăm triệu đồng. Riêng tàu của chủ tàu Lê Túc từ vùng biển Hoàng Sa trở về sáng nay sau chuyến biển kéo dài một tháng cũng đã đạt doanh thu cao từ bán hải sâm với hàng tỷ đồng…

Cảng cá Lý Sơn sáng nay trong nắng ấm ban mai, những con tàu cập bến tấp nập. Người mua, người bán rộn ràng. Dân ở đảo rất mến khách. Bạn đến nhà thăm chơi, giá nào cũng phải tìm bằng được loại hải sản quý để đãi. Chủ nhà Nguyễn Văn Út, ở thôn Tây, xã An Vĩnh đưa chúng tôi về nhà đãi bữa ốc và cá đáng nhớ. Cá ở đây mới vớt lưới lên, rất tươi. Cá cho vào nồi nước đang sôi, vài phút cho ra đĩa chấm với nước mắm nhĩ, nhâm nhi với ly rượu dầm hải sâm thật tuyệt…

Nổi tiếng đảo tỏi

Mùa thu hoạch tỏi ở Lý Sơn.

Từ lâu, người dân đảo Lý Sơn đã nổi tiếng về nghề trồng hành, tỏi. Tỏi Lý Sơn có mùi cay nồng khác biệt. Chính nhờ đó, nông dân trồng tỏi ở đây đã xây dựng được thương hiệu tỏi Lý Sơn không những có tiếng trong nước mà cả nước ngoài. Nhiều nước hằng năm đã nhập sản phẩm tỏi Lý Sơn với sản lượng lớn. Tỏi Lý Sơn không những dùng làm gia vị, mà còn là vị thuốc nam quý hiếm. Ngày xưa người ta thường để dành tỏi, hành trong nhà, một khi có người bị u nhọt, rắn, rết cắn thì giã thật nhuyễn cho ít rượu đắp lên vết sưng thì khỏi ngay. Ngày nay, y học cũng khẳng định, tỏi còn dùng để ngâm rượu, pha chế trị bệnh tim, mạch, thấp khớp. Nhiều người hiện nay ngâm rượu tỏi để uống trị nhiều bệnh có hiệu quả…

Nông dân Lý Sơn thu hoạch hành.
Nông dân đảo Lý Sơn hằng năm sản xuất khoảng 500 ha hành, tỏi với sản lượng hơn 4.100 tấn. Ðây là một trong những nguồn sống chính của bà con ở đảo. Một nông dân ở trên đảo đã có nhiều kinh nghiệm trồng tỏi tâm sự: Cái nghề trồng tỏi thấy thì đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được. Trồng tỏi thì dễ, nhưng để trở thành thương hiệu tỏi Lý Sơn thì không dễ tí nào. Cái tính nết, đặc trưng của cây tỏi không chỉ tính bằng thời vụ mà còn am hiểu về kinh nghiệm, mới có năng suất cao và bảo đảm giữ được hương vị đặc trưng của tỏi Lý Sơn. Cách trồng tỏi ở đây phải dựa vào yếu tố thời tiết hằng năm. Mà thời tiết thì luôn thay đổi và rất khắc nghiệt đối với vùng đảo. Theo kinh nghiệm của nông dân trên đảo là sau mỗi vụ thu hoạch phải thay đất, thay cát rồi mới xuống giống. Giờ đây nhiều gia đình ở đảo có nhà xây, xe máy và đời sống ổn định cũng nhờ sản xuất tỏi, hành. Dù giá cả thị trường luôn biến động, mùa tỏi năm nay được mùa, hầu hết người dân đảo Lý Sơn đều giữ vững cây truyền thống và ngày càng mở rộng diện tích sản xuất cây tỏi với năng suất và sản lượng ngày càng cao.

Ðầu tư hạ tầng, phát triển du lịch


Cung đường Marathon năm 2020 ở Lý Sơn.
Vài năm trở lại đây, nhiều công trình dự án thuộc chương trình Biển Ðông, hải đảo phục vụ dân sinh được Nhà nước đầu tư xây dựng trên đảo Lý Sơn, trong đó có hàng chục công trình đã và đang từng bước phát huy có hiệu quả. Dự án xây dựng tuyến kè chắn sóng đông nam đảo Lý Sơn có chiều dài gần sáu nghìn mét, được đầu tư xây dựng với hàng trăm tỷ đồng. Sau nhiều năm triển khai thi công, hiện nay các gói thầu của công trình đã hoàn thành, giúp địa phương nhanh chóng phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời chống sạt lở, xói mòn tuyến ven biển quanh đảo. Ông Trần Hùng, 50 tuổi, một người dân sống ven tuyến bờ biển vui mừng nói: Ba năm nay, từ khi có tuyến kè chắn sóng chạy ngang qua xóm, người dân chúng tôi không còn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ mỗi khi triều cường hoặc khi mùa mưa bão về. Từ khi tuyến kè này đưa vào sử dụng đã hình thành tuyến hành lang giao thông ven biển quan trọng, phục vụ việc đi lại thuận tiện cho người dân. Dự án vũng neo trú tàu thuyền An Hải cũng là công trình đã và đang phát huy hiệu quả trong việc tạo điều kiện giúp người dân phát triển kinh tế. Từ khi đưa vào hoạt động đến nay, vũng neo trú tàu thuyền An Hải đã thật sự trở thành bến đậu an toàn cho hàng trăm tàu cá của ngư dân địa phương vào mùa mưa, bão.

Hàng năm, hàng trăm tàu cá của ngư dân địa phương đã thoát nạn khi vào neo trú tại đây để tránh bão. Vũng neo trú tàu thuyền cũng trở thành cảng giao thông vận tải quan trọng nối đảo Lý Sơn với cảng Sa Kỳ và ngược lại. Hằng ngày, vũng neo trú tàu thuyền đã tiếp nhận hàng chục lượt tàu vận tải, tàu chở khách, cùng hàng trăm phương tiện tàu cá của ngư dân ra vào neo đậu để sửa chữa, tiếp nhiên liệu cùng ngư lưới cụ. Tại đây đã hình thành nhiều cơ sở  dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ kịp thời cho tàu ra khơi bám biển. Ngư dân Hàn Minh Trọng cho biết: Từ khi đi vào hoạt động đến nay, vũng neo trú tàu thuyền An Hải đã phát huy hiệu quả trong việc giúp bà con ngư dân chúng tôi phát triển kinh tế. Hàng trăm tàu cá của ngư dân địa phương đã có nơi neo đậu, trú bão an toàn. Hàng chục phương tiện bảo đảm trung chuyển hàng hóa, hành khách và các tua du lịch ra đảo, về đất liền. Chúng tôi đề nghị các cấp, các ngành cần sớm triển khai dự án mở rộng luồng lạch cho tàu thuyền có trọng tải lớn ra vào neo đậu thường xuyên, giúp người dân địa phương thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển.

Một số công trình trọng điểm của huyện đảo Lý Sơn hiện đang được đầu tư xây dựng sẽ góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc của người dân đang sinh sống trên đảo. Chủ tịch UBND huyện đảo nhấn mạnh, gần đây, huyện Lý Sơn đã triển khai xây dựng xong một số công trình trọng điểm trên đảo. Huyện sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, giải phóng mặt bằng, các chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư để triển khai xây dựng hoàn thành sớm các hạng mục công trình đang thi công dở dang trước mùa mưa bão sắp tới…

Ðảo Lý Sơn thu hút rất đông khách du lịch. Ðảo có gần 100 di tích với một quần thể các đền, chùa, miếu mạo. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, song hầu hết các di tích của Lý Sơn còn nguyên vẹn, ít bị xâm hại như: chùa Hang, chùa Ðục, đình làng Lý Hải, quần thể di tích Âm Linh Tự, Nghĩa trang lính Hoàng Sa, núi Thới Lới trên đảo Lớn. Nhiều di tích lịch sử văn hóa đang được các nhà khảo cổ học trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Huyện đầu tư mua tàu, mở tuyến du lịch, năm qua đã phục vụ cho hàng nghìn du khách đến tham quan, tìm hiểu những nét độc đáo trên vùng biển, đảo này.

Ðảo Lý sơn đang dần thay da đổi thịt. Cái gốc vẫn là lo cho dân “ăn no, mặc ấm”. Huyện đã thực hiện giảm dần các hộ nghèo; chăm lo cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng và người già neo đơn có cuộc sống ổn định. Nhiều gia đình trên đảo đã có cuộc sống sung túc hơn. Các công trình phúc lợi được Nhà nước đầu tư xây dựng mọc lên nhanh chóng, phục vụ thiết thực cho người dân. Cuộc sống mới, ngày mới nơi biển, đảo thân yêu của Tổ quốc đang bừng sáng!

Một phóng sự của Minh Trí.


Một số ảnh tiêu biểu trên đảo Lý Sơn:

Chùa hang Lý Sơn.

Du khách và người dân xem đua thuyền ở Lý Sơn.

Đua thuyền trên đảo Lý Sơn.
Lễ Kao lề thế lính Hoàng Sa.

Lễ Kao lề thế lính Hoàng Sa.
Nghi thức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn.

Mùa cá nục ở Lý Sơn.



Ngư dân Lý Sơn được mùa cá cơm.

Ngày vui trên ruộng tỏi.

Niềm vui được mùa tỏi của nông dân Lý Sơn.




The post LÝ SƠN NGÀY MỚI appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/ly-son-ngay-moi.html/feed 1
Lý Sơn nơi hội tụ những anh tài giải Marathon 2020 https://thienbut.net/tin-tuc-247/ly-son-noi-hoi-tu-nhung-anh-tai-giai-marathon-2020.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/ly-son-noi-hoi-tu-nhung-anh-tai-giai-marathon-2020.html#respond Fri, 03 Jul 2020 01:30:00 +0000 Ngày 4 và 5/7, giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 61-2020 sẽ diễn ra tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) với sự tham gia đua tài của khoảng 2000 vận động viên chuyên nghiệp và phong trào. Giải lần này, các vận động viên khoác lên […]

The post Lý Sơn nơi hội tụ những anh tài giải Marathon 2020 appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Ngày 4 và 5/7, giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 61-2020 sẽ diễn ra tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) với sự tham gia đua tài của khoảng 2000 vận động viên chuyên nghiệp và phong trào.
Giải lần này, các vận động viên khoác lên mình chiếc áo mang màu cờ Tổ quốc, chạy trên cung đường nơi một hòn đảo đặc biệt ở miền Trung được cắm 3000 lá cờ Tổ quốc.
Cung đường Marathon năm 2020 ở Lý Sơn. Ảnh: Minh Trí

Giải Marathon đặc thù của Báo Tiền Phong

Là giải thể thao đỉnh cao có tuổi đời lâu nhất trong làng thể thao Việt Nam, Ban tổ chức giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong (Tiền Phong Marathon) 2020 đang tạo ra sân chơi có nhiều bước đột phá, hứa hẹn hấp dẫn đối với vận động viên cả chuyên nghiệp lẫn phong trào. Ông Lê Xuân Sơn-Tổng Biên tập báo Tiền Phong, đồng Trưởng Ban tổ chức giải cho biết: “Trong lần đầu tiên đưa giải chạy tầm quốc gia đến với một hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, chúng tôi cùng nỗ lực đưa giải đấu vượt lên trên một giải thể thao thông thường. Thông qua giải, chúng tôi mong muốn giới thiệu tiềm năng du lịch Lý Sơn. Và hơn cả là lan toả tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, đặc biệt trong tình hình Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp”.
Theo Ban tổ chức, giải Marathon-2020 lần đầu tiên, một lễ chào cờ trọng thể theo đúng nghi thức được tổ chức trước ngày khai mạc. Với 34 chiến sĩ thuộc 3 lực lượng hải quân, biên phòng và cảnh sát biển sẽ sát cánh rước lá cờ Tổ quốc lên cột cờ chính trên đỉnh Thới Lới-nơi cao nhất đảo Lý Sơn, để thực hiện nghi thức kéo cờ Tổ quốc.
Một chương trình ca nhạc mang chủ đề tình yêu nước, biển đảo quê hương được dàn dựng công phu sẽ được các nghệ sỹ thể hiện trong lễ chào cờ. Kết thúc giải, 3000 lá cờ Tổ quốc sẽ được Ban tổ chức tặng lại ngư dân Lý Sơn để dùng thay cho những lá cờ đã phai màu, trong những chuyến ra khơi và khẳng định chủ quyền vùng biển đảo của Tổ quốc.

Năm nay, về chuyên môn, giải cũng có những thay đổi phù hợp. Nếu như trước đây, các vận động viên đăng quang ở giải Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong chỉ được coi là nhà vô địch giải báo Tiền Phong và Liên đoàn điền kinh Việt Nam vẫn phải tổ chức một giải vô địch quốc gia Marathon, bán Marathon khác cho các vận động viên tranh tài; thì nay, Tiền Phong Marathon chính là nơi duy nhất các vận động viên có thể tranh danh hiệu vô địch quốc gia cự ly bán Marathon và Marathon, bên cạnh các cự ly 5km, 10km. Ngoài ra, Ban tổ chức giải hướng đến mục tiêu đưa giải trở thành nơi tuyển chọn vận động viên Marathon đại diện cho quốc gia thi đấu ở những giải đấu khu vực và châu lục như SEA Games, ASIAD.
Năm nay, Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 61-2020 do UBND tỉnh Quảng Ngãi, báo Tiền Phong, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam, phối hợp tổ chức sẽ được Đài Truyền hình Việt Nam tường thuật trực tiếp trên kênh VTV8. Tổng trị giá giải thưởng là hơn 500 triệu đồng tiền mặt với hệ thống giải thưởng gồm nhiều hạng mục nhất trong làng điền kinh quốc gia.

Sẳn sàng cho ngày hội lớn Marathon

Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền phong lần thứ 61 là một ngày hội lớn, là cơ hội để chính quyền và người dân đảo Lý Sơn giới thiệu lịch sử, văn hóa, truyền thống cùng các điểm du lịch, sản vật nổi tiếng đến du khách trong nước và quốc tế.
Lý Sơn hiện có hơn 130 khách sạn, nhà nghỉ, homestay với trên 1.000 phòng trên đảo đã sẵn sàng, chờ đón phục vụ gần 2.000 vận động viên cùng du khách. Việc đảm bảo nơi lưu trú, sinh hoạt của vận động viên được Ban Tổ chức chú trọng, chuẩn bị chu đáo. Ngành điện cũng huy động toàn bộ nhân lực thi công hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng tạm thời dài 6km trên cung đường chạy Mrathon ven theo bờ biển.
UBND huyện Lý Sơn cũng bố trí kinh phí 350 triệu đồng dọn vệ sinh môi trường, giải tỏa hành lang giao thông, gia cố mặt đường xuống cấp. Ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, 3.000 cờ Tổ quốc đã được cắm trên cung đường thi đấu.
“Để đảm bảo phục vụ tốt giải VĐQG Marathon và cự ly dài Báo Tiền phong, chúng tôi chú trọng chọn địa điểm lễ khai mạc bế mạc tại địa điểm này. Hoàn thiện gia cố mặt đường, thiết bị y tế, chúng tôi chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men… sẵn sàng sơ cấp cứu cho vận động viên khi có sự cố xảy ra”, ông Lê Văn Ninh nói.

Ở hệ nâng cao, các vận động viên sẽ tranh tài giành giải cá nhân, đồng đội, toàn đoàn ở 8 nội dung: 5km nữ tuyển, 5km nữ trẻ, 10km nam tuyển, 10km nam trẻ, bán marathon nam, bán marathon nữ, marathon nam, marathon nữ.

Trong khi đó, các VĐV phong trào sẽ đọ sức ở 6 nội dung dành cho nam và nữ: 10km, bán marathon và marathon. Ở cự ly bán marathon và marathon có 3 lứa tuổi: từ 16 đến 34 tuổi; từ 35 đến 44 tuổi; từ 45 tuổi trở lên.

Sự hiện diện của cả VĐV chuyên nghiệp và VĐV bán chuyên khiến cho Tiền Phong Marathon trở nên khác biệt với hầu hết các giải chạy trong nước hiện nay.

Để đảm bảo độ chính xác, đường chạy của giải được chuyên gia đo đường của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam thực hiện bằng thiết bị chuyên dụng và được kiểm tra kỹ lưỡng.

MINH TRÍ

The post Lý Sơn nơi hội tụ những anh tài giải Marathon 2020 appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/ly-son-noi-hoi-tu-nhung-anh-tai-giai-marathon-2020.html/feed 0
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi đột quỵ do vỡ mạch máu não https://thienbut.net/tin-tuc-247/truong-ban-to-chuc-tinh-uy-quang-ngai-dot-quy-do-vo-mach-mau-nao.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/truong-ban-to-chuc-tinh-uy-quang-ngai-dot-quy-do-vo-mach-mau-nao.html#respond Wed, 01 Jul 2020 01:30:00 +0000 Theo thông tin mới nhất từ Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, tình trạng sức khỏe hiện tại của Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi Phạm Thanh Tùng đang trong tình trạng rất nặng. “Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đột quỵ, bị xuất huyết não, hôn mê sâu đã được can […]

The post Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi đột quỵ do vỡ mạch máu não appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Theo thông tin mới nhất từ Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, tình trạng sức khỏe hiện tại của Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi Phạm Thanh Tùng đang trong tình trạng rất nặng. “Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đột quỵ, bị xuất huyết não, hôn mê sâu đã được can thiệp cấp cứu, cho thở máy, đang hồi sức. Mặc dù tình trạng bệnh nhân Tùng rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao nhưng “còn nước còn tát” nên phía bệnh viện hết sức cố gắng”, một lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng cho biết.
Phạm Thanh Tùng (đứng giữa) – Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Sáng 1-7, trao đổi với PV Thiên Bút, một lãnh đạo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho hay, ông Phạm Thanh Tùng, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi bất ngờ bị đột quỵ tại bàn làm việc cơ quan.
Vụ việc xảy ra vào chiều 30-6, lúc đó ông Tùng đang ngồi trong bàn làm việc, tập trung xử lý những công việc quan trọng cho đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sắp tới. “Lúc đó, ông Tùng thấy mệt và có nói cho một số anh em cấp dưới. Nhân viên cơ quan đã áp dụng biện pháp ổn định sức khỏe, nhưng một lúc sau, ông bất ngờ gục xuống bàn làm việc, do căng thẳng nhiều việc trước đại hội Đảng bộ tỉnh và mấy ngày qua làm việc quá sức”.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc (lúc đó khoảng 17 giờ 30), ông Tùng được cơ quan đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu trong tình trạng hôn mê, sức khỏe yếu. Sau khi bệnh viện tập trung sơ cấp cứu, ổn định huyết áp thì cho xe cấp cứu đưa ông Tùng ra ngay Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng để tiếp tục điều trị. Hiện ông Phạm Thanh Tùng được điều trị tại Khoa Đột quỵ Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Ông Tùng thuộc diện được Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của tỉnh Quảng Ngãi quản lý.
Trước khi làm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi, ông Phạm Thanh Tùng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức, Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức. Và hiện nay ông là người sáng giá nhất trong Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ngãi…

Ông Phạm Thanh Tùng làm trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Ủy ban Kiểm tra, Ban tổ chức và Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ngãi có lãnh đạo mới.
Chiều 1-11-2019, Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tại đây, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ngãi đồng loạt được công bố nhân sự mới.

Theo đó, ông Phạm Thanh Tùng, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức, được công bố quyết định chuẩn y về việc giữ chức vụ trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Ông Võ Văn Quỳnh, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ngãi, được công bố quyết định chuẩn y về việc giữ chức vụ chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng quyết định điều động ông Võ Thanh An, Bí thư Huyện ủy Ba Tơ, về công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ngãi và bổ nhiệm giữ chức chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

The post Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi đột quỵ do vỡ mạch máu não appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/truong-ban-to-chuc-tinh-uy-quang-ngai-dot-quy-do-vo-mach-mau-nao.html/feed 0
Côn Đảo tính phá rừng cây dầu làm khu tái định cư… https://thienbut.net/tin-tuc-247/con-dao-tinh-pha-rung-cay-dau-lam-khu-tai-dinh-cu.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/con-dao-tinh-pha-rung-cay-dau-lam-khu-tai-dinh-cu.html#respond Sun, 28 Jun 2020 02:30:00 +0000 Chính quyền Côn Đảo muốn chặt hạ rừng cây dầu tự nhiên để xây khu tái định cư với 102 lô đất nhưng tỉnh không đồng ý. Rừng cây dầu (tên khoa học Dipterocarpus condoriensis) tự nhiên mọc trên đồi cát ở khu dân cư số 7, đường Nguyễn Văn Linh (huyện Côn Đảo) rộng […]

The post Côn Đảo tính phá rừng cây dầu làm khu tái định cư… appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Chính quyền Côn Đảo muốn chặt hạ rừng cây dầu tự nhiên để xây khu tái định cư với 102 lô đất nhưng tỉnh không đồng ý.
Rừng cây dầu (tên khoa học Dipterocarpus condoriensis) tự nhiên mọc trên đồi cát ở khu dân cư số 7, đường Nguyễn Văn Linh (huyện Côn Đảo) rộng hơn 26.000 m2 có chức năng phòng hộ do UBND huyện Côn Đảo quản lý.
Cuối năm ngoái, UBND huyện ra quyết định thu hồi hơn 16.500 m2 để triển khai dự án Khu tái định cư trung tâm Côn Đảo rộng hơn 22.000 m2, với 102 lô đất, cùng các hạng mục phụ trợ. Tổng mức đầu tư dự án gần 35 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2021.
Những cây dầu tự nhiên ở khu rừng phòng hộ, nơi huyện Côn Đảo dự kiến đốn hạ để lấy đất làm khu tái định cư. Ảnh: Hắc Minh.
Hôm 11/6, đơn vị thi công dựng nhà tiền chế để chứa vật tư, đưa xe chuyên dụng đến đào bới, san lấp để làm hạ tầng dự án khi chưa có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo phát hiện lập biên bản yêu cầu dừng thi công, không chặt phá cây dầu.
Theo ghi nhận của Trạm Kiểm lâm cơ động (Hạt Kiểm lâm Côn Đảo), khu rừng đang chuẩn bị giải tỏa có nhiều “cây gỗ dầu có đường kính lớn”. Họ đã tiến hành tính toán trữ lượng bằng cách lập 3 ô tiêu chuẩn rộng 500 m2 và xác định trữ lượng bình quân ở khu rừng này hơn 164 m3 mỗi ha. Theo cách tính này, hiện trạng khu rừng có khoảng hơn 1.500 cây.
Trong khi biên bản kiểm kê lập ngày 21/2 của Trung tâm phát triển quỹ đất, xác định đây là đất rừng thường xanh nghèo kiệt có 287 cây dầu đường kính từ 8 đến 30 cm và 30 cây loài khác.
Đơn vị thi công đã ủi đất, chặt cây để làm hạ tầng dự án. Ảnh: Hắc Minh.
Trả lời phóng viên, ông Lê Văn Phong, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo, cho biết, trong quy hoạch tổng thể chung của Côn Đảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, “vị trí đó (rừng dầu) là khu dân cư, tái định cư”.
“Tỉnh chỉ đạo dừng, thì chúng tôi dừng và hiện cũng chưa làm gì hết”, ông Phong nói và cho biết đang tổng hợp lại toàn bộ hồ sơ, báo cáo tỉnh vào đầu tuần tới.
Về số lượng cây dầu “vênh” so với thống kê của kiểm lâm, ông Phong cho rằng “đã có con số cụ thể, các bên tự kiểm chứng, giải trình với nhau”. “Tuy nhiên, các cơ quan chức năng sẽ đi kiểm tra lần nữa để có con số cụ thể, nhằm thông tin một cách chính xác”.
Cùng với việc nhiều người dân phản ứng cho rằng Côn Đảo nên giữ lại rừng cây đặc hữu của đảo, UBND tỉnh và Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu vừa yêu cầu huyện Côn Đảo dừng thi công, rà soát lại toàn bộ dự án và “không được phép chặt bất cứ cây dầu nào”.
Trả lời tình huống UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quyết giữ khu rừng dầu, có sự lựa chọn khác để triển khai dự án, ông Lê Văn Phong nói huyện không có thẩm quyền quyết định, “lúc đó tỉnh chỉ đạo sao làm vậy”.
Theo Vnexpress.net

The post Côn Đảo tính phá rừng cây dầu làm khu tái định cư… appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/con-dao-tinh-pha-rung-cay-dau-lam-khu-tai-dinh-cu.html/feed 0
BÍ THƯ, CHỦ TỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI CÓ ĐƠN XIN TỪ CHỨC https://thienbut.net/tin-tuc-247/bi-thu-chu-tich-tinh-quang-ngai-co-don-xin-tu-chuc.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/bi-thu-chu-tich-tinh-quang-ngai-co-don-xin-tu-chuc.html#respond Mon, 22 Jun 2020 17:30:00 +0000 Ông Lê Viết Chữ – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và ông Trần Ngọc Căng – Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có đơn gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin từ chức. Theo đó, đơn của ông Lê Viết Chữ và ông Trần Ngọc Căng đang […]

The post BÍ THƯ, CHỦ TỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI CÓ ĐƠN XIN TỪ CHỨC appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Ông Lê Viết Chữ – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và ông Trần Ngọc Căng – Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có đơn gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin từ chức.
Theo đó, đơn của ông Lê Viết Chữ và ông Trần Ngọc Căng đang chờ Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét theo thẩm quyền. Đơn xin thôi chức của ông Chữ và ông Căng xuất phát từ nguyện vọng cá nhân, nhằm tạo điều kiện để kiện toàn công tác nhân sự cho đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2020 – 2025 dự kiến tổ chức vào tháng 10 tới.
Ông Lê Viết Chữ – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Trước đó Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật ông Lê Viết Chữ bằng hình thức cảnh cáo. Ông Chữ với cương vị là ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, ông Chữ chịu trách nhiệm chính về vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Tỉnh ủy các nhiệm kỳ 2010 – 2015, 2015 – 2020 và của Ban cán sự Đảng, UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 – 2016 trong việc cho chủ trương, quyết định điều động, bổ nhiệm, luân chuyển và giới thiệu cán bộ ứng cử, cử cán bộ, công chức, sinh viên tốt nghiệp đại học của tỉnh đi công tác, học tập ở nước ngoài không đúng tiêu chuẩn; chủ trương đầu tư một số dự án lớn từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, cho thuê đất và giao đất cho doanh nghiệp không qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, ông Chữ ký văn bản về chủ trương bổ sung dự án vào danh mục dự án đầu tư công trung hạn để hỗ trợ dự án đầu tư của doanh nghiệp, chủ trương tăng vốn điều lệ, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tạm ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện dự án; ký văn bản và trực tiếp chỉ đạo giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp không đúng thẩm quyền Ban thường vụ, Thường trực, Bí thư Tỉnh ủy.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng.
Từ những việc làm trên, Bộ Chính trị kết luận ông Lê Viết Chữ đã vi phạm Quy chế làm việc của Tỉnh uỷ và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vi phạm, khuyết điểm của ông Chữ là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp uỷ, chính quyền địa phương và cá nhân ông đến mức cần phải xử lý kỷ luật nghiêm minh theo quy định của Đảng.
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Căng đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ nên đã bị Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Hiện nay các vi phạm của ông Lê Viết Chữ và ông Trần Ngọc Căng đang được TƯ tiếp tục xem xét và làm rõ một số nội dung theo đơn tố cáo của cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

TÓM TẮT TIỂU SỬ LÊ VIẾT CHỮ

The post BÍ THƯ, CHỦ TỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI CÓ ĐƠN XIN TỪ CHỨC appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/bi-thu-chu-tich-tinh-quang-ngai-co-don-xin-tu-chuc.html/feed 0
Những dấu hiệu bất thường trong công tác cán bộ ở Quảng Ngãi https://thienbut.net/tin-tuc-247/nhung-dau-hieu-bat-thuong-trong-cong-tac-can-bo-o-quang-ngai.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/nhung-dau-hieu-bat-thuong-trong-cong-tac-can-bo-o-quang-ngai.html#respond Fri, 08 May 2020 02:30:00 +0000 Dư luận trong tỉnh Quảng Ngãi rất quan tâm theo dõi việc xử lý kỷ luật đối với Bí thư Tỉnh ủy Lê Viết Chữ và Chủ tịch tỉnh Trần Ngọc Căng. Trong 2 ngày hôm qua và hôm nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đã […]

The post Những dấu hiệu bất thường trong công tác cán bộ ở Quảng Ngãi appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Dư luận trong tỉnh Quảng Ngãi rất quan tâm theo dõi việc xử lý kỷ luật đối với Bí thư Tỉnh ủy Lê Viết Chữ và Chủ tịch tỉnh Trần Ngọc Căng.
Trong 2 ngày hôm qua và hôm nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đã họp, tiến hành kiểm điểm, xem xét và đề nghị xử lý về những sai phạm liên quan đến Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư và Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Dư luận trong tỉnh Quảng Ngãi rất quan tâm theo dõi việc xử lý kỷ luật đối với Bí thư Tỉnh ủy Lê Viết Chữ và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng.
Trước đó, trong hai ngày 27 và 28/4, tại kỳ họp 44, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, giải quyết tố cáo đối với ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy và ông Trần Ngọc Căng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, ông Lê Viết Chữ và Trần Ngọc Căng đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét kỷ luật.
Thực tế cho thấy, trong thời gian dài, tại tỉnh Quảng Ngãi, nhiều cán bộ, đảng viên bất bình về công tác cán bộ ở địa phương này.
Ông Phan Văn Hiếu, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Phan Văn Hiếu, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm 2017, ông được luân chuyển về làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Hành. Khi thực hiện nhiệm vụ mới, ông phát hiện nơi đây xảy ra rất nhiều vấn đề “nóng” cần được xử lý. Từ công tác cán bộ đến đầu tư xây dựng cơ bản đều có dấu hiệu sai phạm. Nổi cộm là một số sai phạm liên quan đến ông Phan Bình, Bí thư Huyện ủy, kiêm Chủ tịch UBND huyện.

Ông Bình ưu ái giao nhiều công trình, dự án cho doanh nghiệp do em ruột mình đứng tên, chất lượng xây dựng công trình không đảm bảo, gây bất bình trong dư luận nhân dân. Những vụ việc này được ông Hiếu đưa ra tại các cuộc họp ở địa phương nhưng đều bị bỏ qua. Sau đó, ông Hiếu làm báo cáo những việc sai phạm xảy ra ở huyện Nghĩa Hành gửi đến Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và nhiều lần đăng ký làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ nhưng Bí thư Tỉnh ủy cũng không chỉ đạo xử lý rốt ráo.
Ngày 10/1/2019, Huyện ủy Nghĩa Hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đối với các Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy. Tại Hội nghị này, Phó Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành Phan Văn Hiếu nhận 23/33 phiếu tín nhiệm thấp. Căn cứ kết quả phiếu tín nhiệm này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi quyết định điều động ông Phan Văn Hiếu về Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh, bầu làm Phó Chủ tịch Liên hiệp hội. Ông Phan Văn Hiếu nhiều lần đề đạt nguyện vọng ở lại huyện Nghĩa Hành cho đến khi kết thúc việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm của Ban Thường vụ Huyện ủy nhưng không được chấp nhận.
Từ sự việc của mình, ông Phan Văn Hiếu cho rằng, ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy và các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có những sai phạm trong công tác cán bộ.
“Sai sót của đồng chí Bí thư theo Nghị quyết Trung ương 4 là đồng chí không sâu sát cơ sở. Khi tôi đã báo cáo rồi nhưng cũng không quan tâm, không chỉ đạo xử lý những vấn đề ở cơ sở. Thứ hai, có dấu hiệu bao che. Vi phạm quy định 105 của Trung ương, nếu có điều chuyển tôi thì điều chuyển về công chức Đảng hoặc chính quyền chứ không thể đưa tôi ra hội đoàn thể. Khi đang kiểm tra dấu hiệu vi phạm thì không được điều chuyển. Làm công tác cán bộ thì ít nhất, đồng chí Bí thư, Ban Tổ chức cũng phải nghe tâm tư nguyện vọng của cán bộ. Tôi không có sở trường, năng khiếu về Liên hiệp hội, tâm tư, tình cảm của tôi để tôi về trường Chính trị”, ông Hiếu chia sẻ.
Dư luận cho rằng, trong khi cán bộ đấu tranh chống tiêu cực có dấu hiệu bị trù dập thì một số cán bộ khác được ưu ái trong đề bạt, bổ nhiệm. Trường hợp ông Võ Đình Trà, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn không đảm bảo tiêu chuẩn trình độ chuyên môn và đang bị kiểm tra dấu hiệu vi phạm nhưng được điều động về tỉnh làm Giám đốc Sở Công thương hiện nay, gây nhiều bất bình.
Ông Nguyễn Viết Vy, Thư ký ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy được điều động làm Bí thư Huyện ủy Lý Sơn; ông Nguyễn Văn Huy, Thư ký của ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh được bổ nhiệm làm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh cũng gây ra nhiều hoài nghi trong nội bộ.
Ông Phạm Đình Khối, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho rằng, kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa rồi đã quá rõ, phải xem xét và xử lý đúng mức những sai phạm của các tập thể, cá nhân liên quan.
“Công tác cán bộ là bài toán rất khó mà không ai khác là cấp ủy, từng cấp và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Trường hợp ở Lý Sơn thì lâu rồi. Dư luận cho rằng, trường hợp này làm nhanh quá. Tôi nghĩ làm nhanh, không đúng quy trình, không khách quan, những anh đó đang phát huy tác dụng nhưng khi kiểm tra lại quy trình không khéo lại trở thành nạn nhân. Tổ chức cần phải soát xét lại toàn bộ công tác cán bộ. Khâu nào đúng, khâu nào cần phải rút kinh nghiệm. Điều quan trọng, bản thân tổ chức phải tự sửa mình, điều chỉnh cho đúng chính sách và quy trình cán bộ”, ông Khối nêu quan điểm.
Ông Nguyễn Hoàng Sơn, nguyên Phó Chủ tịch
Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Nguyễn Hoàng Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những sai phạm của lãnh đạo tỉnh, bản thân ông cũng như những người theo dõi tình hình Quảng Ngãi không bất ngờ. Lâu nay, dư luận râm ran quá nhiều về những bất thường trong công tác cán bộ.
Ông Nguyễn Hoàng Sơn cho rằng, bất kỳ cán bộ ở cương vị nào, chức vụ gì, ở đâu, đã sai thì phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng, phải xử lý cho đúng với những sai phạm đó. Cán bộ và nhân dân địa phương đã nhiều lần lên tiếng về việc bổ nhiệm, điều động cán bộ có dấu hiệu nâng đỡ, thân quen. Ông Sơn đề nghị, nếu bổ nhiệm cán bộ sai mà cán bộ đó có năng lực tốt thì phải làm lại cho đảm bảo quy trình. Nếu cán bộ không có năng lực, vì thân cận, đồng hương, chạy chọt thì nên xem xét bãi miễn chức vụ đó, đưa về vị trí cũ hoặc là điều chuyển nơi khác.
Ông Vũ Tùng Vy, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi thành lập năm 1930 nhưng chưa bao giờ mà 2 vị lãnh đạo cao nhất tỉnh lại có những vi phạm đến mức phải kỷ luật. Cán bộ, đảng viên trong tỉnh rất buồn.
Hiện nay, cán bộ, đảng viên trong tỉnh Quảng Ngãi mong muốn Trung ương xử lý nghiêm khắc những sai phạm đối với Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng phải chịu trách nhiệm về những sai phạm này. Dư luận cho rằng, những cán bộ liên quan đến sai phạm cũng cần được làm rõ để phục vụ cho công tác chuẩn bị nhân sự hướng tới Đại hội bộ Đảng của tỉnh sắp khai mạc./.
Nguồn: PV/VOV-Miền Trung

The post Những dấu hiệu bất thường trong công tác cán bộ ở Quảng Ngãi appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/nhung-dau-hieu-bat-thuong-trong-cong-tac-can-bo-o-quang-ngai.html/feed 0
Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi ‘vi phạm đến mức phải kỷ luật’ https://thienbut.net/tin-tuc-247/bi-thu-chu-tich-tinh-quang-ngai-vi-pham-den-muc-phai-ky-luat.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/bi-thu-chu-tich-tinh-quang-ngai-vi-pham-den-muc-phai-ky-luat.html#respond Sun, 03 May 2020 02:00:00 +0000 Ông Lê Viết Chữ (Bí thư Tỉnh ủy), Trần Ngọc Căng (Chủ tịch tỉnh) bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định có vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật.  Chiều 3/5, nội dung trên được Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu trong thông báo kết luận kỳ họp thứ 44. […]

The post Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi ‘vi phạm đến mức phải kỷ luật’ appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Ông Lê Viết Chữ (Bí thư Tỉnh ủy), Trần Ngọc Căng (Chủ tịch tỉnh) bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định có vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật. 
Chiều 3/5, nội dung trên được Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu trong thông báo kết luận kỳ họp thứ 44.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ tại buổi đối thoại với người dân huyện Đức Phổ về vấn đề nhà máy xử lý rác vào tháng 9/2019. Ảnh: Trà Giang.
Cụ thể, sau khi xem xét, giải quyết tố cáo với ông Lê Viết Chữ và ông Trần Ngọc Căng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy hai ông “đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ”.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng những vi phạm trên của hai ông đã “ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét kỷ luật”.
Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng tại buổi đối thoại với người dân huyện Đức Phổ về vấn đề nhà máy xử lý rác vào tháng 8/2018. Ảnh: Trà Giang.
Ông Lê Viết Chữ (57 tuổi) từng giữ nhiều chức vụ tại địa phương như: Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi.
Ông Trần Ngọc Căng (60 tuổi) từng giữ các chức vụ: Trưởng ban tổ chức chính quyền (nay là Sở Nội Vụ), Bí thư huyện ủy Mộ Đức, Chánh Văn phòng tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận, Phó bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. 

Tại kỳ họp thứ 4 này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã khiển trách ông Nguyễn Quang Sáng (Bí thư huyện uỷ Mường Nhé) và ông Cao Xuân Đăng (nguyên hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Điện Biên). Ông Sáng chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm trong quản lý ngân sách, đất đai, đầu tư xây dựng, công tác cán bộ. Ông Đăng chịu trách nhiệm về những vi phạm trong quản lý sử dụng tài chính, công tác cán bộ; vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương.

The post Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi ‘vi phạm đến mức phải kỷ luật’ appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/bi-thu-chu-tich-tinh-quang-ngai-vi-pham-den-muc-phai-ky-luat.html/feed 0
Toàn văn thông cáo số 44 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương https://thienbut.net/tin-tuc-247/toan-van-thong-cao-so-44-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/toan-van-thong-cao-so-44-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong.html#respond Tue, 28 Apr 2020 04:33:00 +0000 Trong hai ngày 27 và 28/4/2020, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ 44. Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp. Kỳ họp thứ 44 Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tại Kỳ họp này, Ủy ban […]

The post Toàn văn thông cáo số 44 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Trong hai ngày 27 và 28/4/2020, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ 44. Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp.
Kỳ họp thứ 44 Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

1. Qua giám sát đối với Ban Thường vụ Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng đất đai, vốn nhà nước, dự án đầu tư và công tác cán bộ, UBKT Trung ương yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên được giám sát phát huy ưu điểm, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và sớm có biện pháp khắc phục các hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra.
2. Qua xem xét, giải quyết tố cáo đối với đồng chí Lê Viết Chữ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Trần Ngọc Căng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBKT Trung ương nhận thấy:
Đồng chí Lê Viết Chữ và đồng chí Trần Ngọc Căng đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét kỷ luật.
3. Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và một số cá nhân
– Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đã vi phạm Quy chế làm việc và các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, để nội bộ Lãnh đạo Tổng Công ty mất đoàn kết nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và trong quản lý, khai thác các tuyến đường cao tốc, gây hậu quả nghiêm trọng.
– Đồng chí Mai Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và đồng chí Trần Quốc Việt, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; đồng chí Trần Văn Tám, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc, đồng chí Nguyễn Văn Nhi, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc và đồng chí Lê Quang Hào, Đảng ủy viên, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và các đồng chí nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Tổng Công ty, đến mức phải xem xét kỷ luật.
4. Xem xét, thi hành kỷ luật Đảng ủy Thanh tra Bộ Xây dựng và một số cá nhân liên quan đến các vi phạm đã được kết luận tại Kỳ họp 43 của UBKT Trung ương
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật: Khai trừ ra khỏi Đảng đối với các đồng chí Nguyễn Thị Kim Anh, cán bộ phòng Phòng, chống tham nhũng; Đặng Hải Anh, cán bộ phòng Thanh tra xây dựng 2. Cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Phạm Gia Yên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chánh Thanh tra Bộ. Cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chánh Thanh tra Bộ. Khiển trách đối với các đồng chí Vũ Chí Cương, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Phòng, chống tham nhũng; Bùi Anh Tuấn, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra; Nguyễn Hải Thắng, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Thanh tra xây dựng 2; Nguyễn Thị Kim Liên, cán bộ phòng Thanh tra xây dựng 3.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Xây dựng thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy Thanh tra Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2015 – 2020.
5. Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Quang Sáng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé và đồng chí Cao Xuân Đăng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Điện Biên. UBKT Trung ương nhận thấy:
– Đồng chí Nguyễn Quang Sáng chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý ngân sách, đất đai, đầu tư xây dựng và công tác cán bộ.
– Đồng chí Cao Xuân Đăng chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Điện Biên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng tài chính, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác cán bộ; cá nhân đồng chí đã vi phạm quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với các đồng chí Nguyễn Quang Sáng, Cao Xuân Đăng.
6. Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng do đã vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong vụ án hình sự xảy ra tại Quân chủng Hải quân. UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 363 Nguyễn Văn Khuây và nguyên Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn 363 Vũ Duy An do đã vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý đất đai tại Sư đoàn 363, Quân chủng Phòng không -Không quân.
7. Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác./.

The post Toàn văn thông cáo số 44 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/toan-van-thong-cao-so-44-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong.html/feed 0
Các hãng hàng không giảm giá vé, đồng loạt tăng các đường bay nội địa sau thời gian ‘cách li toàn xã hội’ https://thienbut.net/tin-tuc-247/cac-hang-hang-khong-giam-gia-ve-dong-loat-tang-cac-duong-bay-noi-dia-sau-thoi-gian-cach-li-toan-xa-hoi.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/cac-hang-hang-khong-giam-gia-ve-dong-loat-tang-cac-duong-bay-noi-dia-sau-thoi-gian-cach-li-toan-xa-hoi.html#respond Thu, 23 Apr 2020 02:30:00 +0000 Ngay khi hết thời hạn “cách li toàn xã hội”, các hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và Jetstar Pacific, Vietjet Air, Bamboo Airways vừa thông báo sẽ tăng cường khai thác các đường bay nội địa và giảm giá vé.   Hãng Vietnam Airlines thông báo, từ 23/4 đến hết 30/4 sẽ khai […]

The post Các hãng hàng không giảm giá vé, đồng loạt tăng các đường bay nội địa sau thời gian ‘cách li toàn xã hội’ appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Ngay khi hết thời hạn “cách li toàn xã hội”, các hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và Jetstar Pacific, Vietjet Air, Bamboo Airways vừa thông báo sẽ tăng cường khai thác các đường bay nội địa và giảm giá vé.
 
Hãng Vietnam Airlines thông báo, từ 23/4 đến hết 30/4 sẽ khai thác đường bay giữa Hà Nội và TP HCM với tần suất 4 – 6 chuyến/ngày. Thời gian tiếp theo, hãng dự kiến tăng tần suất đường bay này lên 10 – 13 chuyến/ngày.
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines tiếp tục duy trì khai thác các đường bay giữa Đà Nẵng và Hà Nội, TP HCM với tần suất 1 chuyến/ngày, sau đó tăng lên 2 chuyến/ngày trong thời gian 26 – 30.4 và dự kiến 3 – 5 chuyến/ngày trong giai đoạn tiếp theo.
Đối với các đường bay khác, hãng sẽ lần lượt khai thác trở lại với tần suất ban đầu là 1 chuyến/ngày gồm: các đường bay giữa TP HCM và Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa từ ngày 23/4; các đường bay giữa TP HCM và Huế, Côn Đảo từ ngày 25/4 và các đường bay còn lại từ ngày 29/4. Vietnam Airlines sẽ tiếp tục theo dõi và điều chỉnh tần suất các đường bay phù hợp với tình hình thực tế.

Hãng hàng không Jetstar Pacific cũng tăng tần suất đường bay giữa Hà Nội và TP HCM lên 2 chuyến/ngày dưới hình thức hợp tác liên danh với Vietnam Airlines. Hành khách mua vé của Vietnam Airlines (số vé bắt đầu bằng 738) đi trên các chuyến bay liên danh do Jetstar Pacific khai thác (có số hiệu VN4560, VN4561, VN4565, VN4566) sẽ được hưởng đầy đủ dịch vụ từ mặt đất đến trên không bao gồm tiêu chuẩn hành lý ký gửi miễn cước, suất ăn…
Hãng Vietjet Air thông báo, theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam, từ ngày 23/04, hãng này tăng tần suất khai thác các chuyến bay khứ hồi chở khách giữa Hà Nội và TP HCM lên 6 chuyến mỗi ngày; tăng tần suất khai thác các chuyến khứ hồi chở khách giữa Hà Nội/ TP.HCM và Đà Nẵng lên 3 chuyến mỗi ngày; và khai thác 1 chuyến khứ hồi mỗi ngày với một số chặng bay nội địa khác.
Ngoài ra, Vietjet Air tung ưu đãi giá vé từ 9.000 đồng dành cho khách hàng. Thời gian khuyến mại từ 23/04 tới 25/04 trong khung giờ vàng từ 12h tới 14h và thời gian bay áp dụng: từ 23/04 tới 31/12 (trừ ngày lễ Tết theo quy định)
Hãng này cũng thông báo, bên cạnh các chuyến bay chuyên chở hành khách, mỗi ngày hãng hàng không còn khai thác khoảng 10 chuyến bay chuyên chở hàng hóa. Bên cạnh hàng hóa thông thường, các chuyến bay còn thực hiện nhiệm vụ chuyên chở miễn phí vật tư, trang thiết bị y tế để hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Vietjet cũng tài trợ vận chuyển miễn phí các y bác sĩ và nhân viên y tế đi trên những chuyến bay của hãng trong suốt thời gian này.
Hãng Bamboo Airways cũng thông báo từ ngày 23 đến 30/04 khai thác các đường bay nội địa bao gồm các chặng và số chuyến: Chặng Hà Nội – TP HCM: Tần suất 4 chuyến khứ hồi/ngày; Chặng TP HCM – Đà Nẵng: Tần suất 2 chuyến khứ hồi/ngày; Chặng Hà Nội – Đà Nẵng: Tần suất 2 chuyến khứ hồi/ngày
Các chặng bay Hà Nội – Nha Trang; Hà Nội – Phú Quốc; Hà Nội – Quy Nhơn; TP Hồ Chí Minh – Hải Phòng; TP HCM – Thanh Hóa; TPMHCm – Quy Nhơn; TP HCM – Vinh: 1 chuyến khứ hồi/chặng/ngày.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, ngăn chặn dịch bệnh, tất cả các hãng hàng không sẽ tăng cường các công tác phối hợp phòng chống dịch bệnh, kiểm soát nghiêm ngặt các quy trình kiểm tra sức khỏe cho hành khách, tổ bay trước mỗi chuyến bay, các yêu cầu khai báo y tế bắt buộc, đeo khẩu trang…
Tất cả các chuyến bay của các hàng hàng không đều tuân thủ tiêu chuẩn an toàn cao nhất của cơ quan chức năng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đảm bảo an toàn sức khoẻ cho hành khách, phi hành đoàn và cả cộng đồng.

The post Các hãng hàng không giảm giá vé, đồng loạt tăng các đường bay nội địa sau thời gian ‘cách li toàn xã hội’ appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/cac-hang-hang-khong-giam-gia-ve-dong-loat-tang-cac-duong-bay-noi-dia-sau-thoi-gian-cach-li-toan-xa-hoi.html/feed 0
Đà Nẵng tạm dừng cách li người từ Hà Nội, TP HCM đến thành phố https://thienbut.net/tin-tuc-247/da-nang-tam-dung-cach-li-nguoi-tu-ha-noi-tp-hcm-den-thanh-pho.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/da-nang-tam-dung-cach-li-nguoi-tu-ha-noi-tp-hcm-den-thanh-pho.html#respond Wed, 22 Apr 2020 09:30:00 +0000 Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo tạm dừng việc tổ chức cách li người dân từ TP Hà Nội và TP HCM đến Đà Nẵng. Cụ thể, Đà Nẵng tạm dừng việc tổ chức cách li người dân từ TP Hà Nội và TP HCM kể từ ngày 23/4 nhưng phải hướng dẫn […]

The post Đà Nẵng tạm dừng cách li người từ Hà Nội, TP HCM đến thành phố appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo tạm dừng việc tổ chức cách li người dân từ TP Hà Nội và TP HCM đến Đà Nẵng.
Cụ thể, Đà Nẵng tạm dừng việc tổ chức cách li người dân từ TP Hà Nội và TP HCM kể từ ngày 23/4 nhưng phải hướng dẫn thực hiện tự theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo qui định.
Đối với các trường hợp nghi ngờ thì tiến hành xét nghiệm và thực hiện các biện pháp cách li y tế theo qui định.
Những công dân đến từ các khu vực dịch nguy cơ cao thì thực hiện cách li tại nhà, nơi lưu trú kể từ ngày 23/4.
TP Đà Nẵng tiếp tục duy trì hoạt động kiểm soát, giám sát y tế tại sân bay, cảng biển, ga tàu. Dừng hoạt động đối với các chốt kiểm soát đường bộ ra, vào thành phố.
Theo Sở GTVT TP Đà Nẵng, từ 0h ngày 23/4, các đường bay từ TP Hà Nội và TP HCM đi Đà Nẵng khai thác tối đa 6 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay.
Hoạt động xe du lịch, xe hợp đồng, xe taxi nhưng chỉ được phép vận chuyển 50% số lượng khách theo số lượng ghế ngồi của xe; yêu cầu tất cả người trên xe phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi lên xuống xe; khi kết thúc hành trình, xe phải được khử khuẩn bề mặt mới được vận chuyển tiếp.
Trước đó, ngày 4/4, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã kí công văn số 66/BCĐ-SYT, chỉ đạo việc cách li y tế người từ địa phương có dịch để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, tổ chức cách li y tế tập trung có thu phí đối với công dân rời khỏi TP Hà Nội và TP HCM từ ngày 5/4 đến Đà Nẵng (kể cả người dân Đà Nẵng sinh sống, làm việc, học tập tại 2 địa phương trên) bằng đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy.
Địa điểm cách li tại các cơ sở cách li tập trung trên địa bàn thành phố. Thời gian là 14 ngày kể từ ngày rời khỏi TP Hà Nội hoặc TP HCM.
Tiếp đó ngày 8/4, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã kí công văn thực hiện Thông báo số 146/TB-VPCP ngày 7/4 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.
Tại công văn này, về việc cách li người từ Hà Nội và TP HCM, ông Chinh cho biết, thời gian vừa qua, thành phố đã thực hiện cách li tập trung các trường hợp này nhưng chưa thu tiền.
Căn cứ tình hình thực tế và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại mục 11, Thông báo số 146/TB-VPCP, đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố tiếp tục sử dụng kinh phí của đơn vị và từ các nguồn hợp pháp để phục vụ ăn uống, sinh hoạt đảm bảo sức khỏe cho người cách li; kịp thời đề xuất xử lí những phát sinh trong quá trình thực hiện.

The post Đà Nẵng tạm dừng cách li người từ Hà Nội, TP HCM đến thành phố appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/da-nang-tam-dung-cach-li-nguoi-tu-ha-noi-tp-hcm-den-thanh-pho.html/feed 0
Ninh Bình hủy tổ chức lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia 2020 https://thienbut.net/tin-tuc-247/ninh-binh-huy-to-chuc-le-khai-mac-nam-du-lich-quoc-gia-2020.html https://thienbut.net/tin-tuc-247/ninh-binh-huy-to-chuc-le-khai-mac-nam-du-lich-quoc-gia-2020.html#respond Wed, 22 Apr 2020 07:30:00 +0000 Do dịch Covid-19 hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn số 1510/ BVHTTDL-TCDL về việc tổ chức sự kiện thay thế lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020, Hoa Lư – Ninh Bình. Xét đề nghị của Sở Du lịch […]

The post Ninh Bình hủy tổ chức lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia 2020 appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
Do dịch Covid-19 hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn số 1510/ BVHTTDL-TCDL về việc tổ chức sự kiện thay thế lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020, Hoa Lư – Ninh Bình.
Xét đề nghị của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình tại văn bản số 251/SDL-QLDL ngày 8/4/2020 về việc tổ chức sự kiện thay lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến đề nghị không tổ chức lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020 do không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. 
Bên cạnh đó, tổ chức sự kiện thay thế bằng lễ phát động du lịch quốc gia ngay sau khi Việt Nam tuyên bố hết dịch Covid-19. Mục tiêu chủ yếu hướng tới thị trường du lịch nội địa và một phần thị trường du lịch quốc tế, kết hợp công bố các chương trình kích cầu của hàng không và du lịch.
Lễ hội Tràng An được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm. (Ảnh: Phương Hà)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình là đầu mối chủ trì triển khai hoạt động trên, phối hợp với Tổng cục Du lịch chuẩn bị nội dung và các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện. Đồng thời Bộ cũng đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp triển khai.
Trước đó, từ đầu năm, UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã có công văn số 25/CV-UBND gửi Văn phòng Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh thành phố về việc hoãn tổ chức lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020 – Hoa Lư, Ninh Bình diễn ra vào ngày 22/2/2020 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

Năm du lịch quốc gia 2020 có chủ đề Hoa Lư – Cố đô ngàn năm, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức, với hơn 100 hoạt động diễn ra trong cả năm.
Theo kế hoạch ban đầu, chương trình năm nay có lễ hội Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ Đàn kính thiên, lễ hội Tràng An, vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu kinh đô ASEAN 2020, tuần du lịch Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An, tuần lễ Cúc Phương đại ngàn, hội thảo quốc tế về nghệ thuật hát Xẩm… 
Đây là cơ hội quảng bá du lịch Ninh Bình nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, thúc đẩy du lịch phát triển, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

The post Ninh Bình hủy tổ chức lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia 2020 appeared first on THIÊN BÚT NETWORK.

]]>
https://thienbut.net/tin-tuc-247/ninh-binh-huy-to-chuc-le-khai-mac-nam-du-lich-quoc-gia-2020.html/feed 0